Làng người Mông tên Quán Dín Ngài có một ngàn năm mươi nhân khẩu, thì tới ba trăm năm mươi mốt nhân mạng là đệ tử của ả phù dung. Trong số người nghiện ấy, Xuyển là lão già nhiều tuổi nhất và có số thời gian nghiện lâu nhất, nghiện nặng nhất.
Cả làng Mai nắc nỏm: Bà cụ Ngàn giờ sướng rồi! Sướng bằng tiên rồi! Là bởi vì đang sống đơn thân, nghèo khổ quá người bần nông thời xưa, bỗng chốc như nhận được một phép màu, có được bước đổi đời nhảy vọt thế!
Gần về đến làng thì có giông. Cơn giông bất chợt đầu hè ngắn và ấm, thoảng mùi hăng con đường đất bị hun nóng lâu ngày, mùi cỏ cháy và cả mùi gì đấy lẫn lộn, rất nông thôn và cũng rất đặc biệt.
Mưa. Lúc đầu tưởng to, nhưng chưa ướt hết cái sào nứa lại tạnh. Trời vẫn xầm xì, phía Bản Tọ từng khối mây đen như khói cháy rừng đang cuộn lên, đuổi nhau về Pú Luông.
Xứ này ngày nắng hiếm hơn ngày mưa mù. Trời lúc nào cũng nhờ nhờ một thứ màn trắng đục, không ra mưa, không ra mù. Lối đi lúc nào cũng lép nhép vừa bùn vừa đất. Quần áo ướt. Tóc ướt. Môi ướt. Tim cũng muốn ứa nước.
Vườn quê xào xạc của Nguyễn Ngọc Phú như vết cắt của nông thôn Việt Nam trong kinh tế thị trường hôm nay. Nó không phải là câu chuyện để dễ kể lại và không có xung đột thắt hay cởi nút, song nó vẫn đứng được nhờ có các chi tiết mà chỉ có người am tường quê mùa mới viết ra được.